Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013. Luật PCCC và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC ban hành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy; bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Để góp phần đưa Luật PCCC vào cuộc sống có hiệu quả, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật PCCC và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Tài liệu huấn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) do Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội biên soạn tập trung đi sâu vào những nội dung thiết thực hướng dẫn các em học sinh trung học cơ sở (11-15 tuổi) tìm hiểu, nắm bắt được những kiến thức cơ bản về PCCC, những nguyên nhân gây cháy; đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy thông dụng; các kỹ năng xử lý vụ cháy, kỹ năng thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Nội dung tài liệu gồm:
– Phần I: Bản chất của sự cháy và nguyên nhân gây ra cháy
– Phần II: Kiến thức chung về an toàn PCCC
– Phần III: Các phương pháp chữa cháy cơ bản
– Phần IV: Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy
– Phần V: Các bước xử lý và kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra
Nội dung tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các tổ chức, cá nhân, thầy cô giáo và các em học sinh để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng. Phản ứng giữa chất cháy và chất oxy hóa xảy ra rất nhanh và giải phóng ra một lượng nhiệt rất lớn. Lượng nhiệt này tiếp tục nung nóng các sản phẩm xung quanh.
Có 3 yếu tố chính: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng.
* Chất cháy: là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Người ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.
– Nếu phân loại theo khả năng cháy:
+ Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu…
+ Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic loãng…
+ Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt nóng. Ví dụ: gạch, đá, bêtông…
– Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại:
+ Chất rắn cháy: là những chất tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi, cao su…
+ Chất cháy khí: là những chất tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, khí gas…
+ Chất lỏng cháy: là những chất tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu…
* Chất oxy hóa: là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự cháy, như: O2, các chất thuộc nhóm Halogen (Clo, Flo, Br, I), H2SO4 đặc nóng… Trong thực tế, ta thường gặp đám cháy xảy ra trong môi trường không khí, chất oxy hóa là oxy của không khí.
* Nguồn nhiệt
Nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.
Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia lửa (tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập …), vật thể đã được nung nóng hoặc có thể là nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý… hoặc cũng có thể là do chính nhiệt độ của môi trường (trường hợp tự cháy) …
Theo Luật PCCC quy định: Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
Đám cháy là quá trình cháy xảy ra ngoài ý muốn, nó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chưa cháy hết chất cháy, hoặc chưa có các biểu hiện điều kiện dẫn đến tự tắt hoặc chừng nào chưa áp dụng các biện pháp tích cực để khống chế và dập tắt nó.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHÁY
– Do sơ suất, bất cẩn gây Nguyên nhân này là do chính con người thiếu kiến thức PCCC, khônghiểubiếtvềcáctínhchấtnguyhiểmcháynổcủacácchấtdẫnđếnviệcsửdụng lửa,điện,xăng,dầumấtantoàngâyNguyênnhânnàychiếmtỷlệcaotrongtổngsốvụcháy hàng năm.
– Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC, tức là đã có những quy định an toàn PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy.
– Do thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn PCCC
– Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.
– Đốtpháhoại,phitangdấuvết,đốttrảthùcánhân,đốtđểnhậnbảohiểm,tựthiêu, khủng bố, … gâytácđộng xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
– Do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.
– Do bão lụt gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy…
– Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí và tự cháy hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số chất kiềm như Na, Ca, Ba, K… khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.
– Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy…
Điện là nguồn năng lượng phổ biến và không thể thiếu trên tất cả các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên điện có các mặt trái của nó đó là gây nguy hiểm cho con người như tạo ra điện trường, điện giật và gây ra cháy, nổ. Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề an toàn PCCC thiết bị điện trên góc độ ngăn chặn tạo ra nguồn nhiệt gây cháy.
Trên góc độ kỹ thuật, có 6 nguyên nhân cơ bản gây cháy như sau:
a. Ngắn mạch (chập mạch)
Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau, hoặc các pha chập nhau và chạm đất. Khi dòng điện ngắn mạch vượt quá nhiều lần so với dòng điện cho phép nhiệt độ dây dẫn tăng nhanh có thể dẫn đến cháy, nổ. Ngắn mạch thường kèm theo cung lửa điện làm nóng chảy dây dẫn. Nổ điện tạo ra khối lượng hạt kim loại có kích thước từ 50 đến 2500 μm . Các giọt kim loại mang năng lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu cháy sẽ gây cháy.
Ngắn mạch dẫn đến giảm mạnh điện áp trên lưới điện do có thể làm rối loạn một bộ phận hay toàn bộ mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Động cơ ngừng hoạt động có thể gây hư hỏng nổ hoặc cháy. Khi điện áp giảm, tần số quay giảm phụ tải tăng, động cơ điện bị phát nóng quá mức dẫn đến giảm thời gian hoạt động và trở thành nguyên nhân gây sự cố. Ngắn mạch có thể phát sinh do một số nguyên nhân sau:
+ Dây dẫn và dây cáp bị hỏng do hậu quả của việc kéo căng quá mức…khi chất cách điện bị hỏng trong ruột cáp suất hiện dòng điện rò rỉ, dòng này sẽ chuyển thành dòng ngắn mạch.
+ Hóa chất hay hơi nước lọt vào bên trong vỏ thiết bị điện gây hư hỏng và gây rò rỉ điện.
+ Chất cách điện của thiết bị điện có thể bị hỏng do tác dụng của nhiệt độ cao hay ngọn lửa trong quá trình cháy, do quá điện áp, do sét đánh thẳng và sét cảm ứng, do chuyển điện áp từ thiết bị cao hơn 1000V sang thiết bị nhỏ hơn 1000V.
+ Ngắn mạch có thể do các dây tải điện trần trên không bị chập dưới tác dụng của gió hay do vật liệu kim loại văng lên đường dây….hoặc do sai lầm của công nhân trong qua trình thao tác, sửa chữa thiết bị điện.
b. Quá tải
Quá tải là sự cố trong mạng điện xảy ra khi cường độ dòng điện làm việc lớn hơn cường độ dòng điện cho phép. Quá tải nguy hiểm không kém gì ngắn mạch vì nó khó phát hiện, thiết bị bảo vệ (aptomat chẳng hạn) không phát hiện ra. Quá tải kéo dài dẫn đến hỏng cách điện và cũng có thể dẫn đến ngắn mạch.
Nguyên nhân gây quá tải:
+ Trong thi công chọn dây dẫn dây cáp không đảm bảo khiến cường độ dòng thực tế lớn hơn trị
tt
|
số cường độ cho phép (I
+ Trong sử dụng lắp thêm phụ tải ngoài tính toán.
+ Chế độ vận hành không đối xứng.
c. Điện trở tiếp xúc
Điện trở tiếp xúc là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp dòng điện hay điểm đấu nối của dây dẫn, thiết bị từ một bề mặt tiếp xúc này sang một diện tích tiếp xúc khác qua diện tích tiếp xúc thực tế của chúng. Nhiệt phát sinh ngay tại điểm tiếp xúc do thành phần R tại đó lớn hơn nên theo phương trình Q = I2.R.t thì giá trị Q sẽ lớn hơn bình thường. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:
+ Do sự co thắt mạnh của đường dây dẫn điện làm tiết diện tại đó nhỏ đi.
+ Do lực ép ở tiếp điểm yếu khiến diện tích tiếp xúc thực tế tại đó nhỏ đi.
+ Do vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện kém: bề mặt bị oxy hóa, bị bẩn…
+ Do bề mặt tiếp xúc làm nhẵn kém nên diện tích tiếp xúc giảm.
d. Hồ quang điện
Là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa 2 cực điện như khi: hàn điện, đóng hay ngắt thiết bị điện… Nó sẽ thực sự nguy hiểm nếu nó nằm trong môi trường có hơi khí chất cháy, nổ. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:
+ Do 2 cực tiếp xúc nhau quá gần
+ Do môi trường giữa 2 điện cực có nhiều ion dẫn điện…(hơi nước, hóa chất).
e. Thiết bị điện sinh nhiệt
Là các thiết bị điện tỏa nhiệt ra xung quanh như bóng đèn, máy sấy tóc, máy sưởi, bàn là, cục nóng của điều hòa …. Nếu bên cạnh các thiết bị này có các chất cháy, thì có thể dẫn đến cháy. Nguyên nhân có thể do:
+ Để chất cháy tiếp xúc trực tiếp hoặc gần thiết bị điện quá mức cho phép.
+ Thiết bị điện quá tải, phát nóng quá mực cho phép.
+ Do thiết bị điện (nổ, vỡ) các mảnh có mang nhiệt rơi xuống chất cháy.
Tuy nhiên, nguyên nhân do ý thức yếu kém hay sự vi phạm quy định của người sử dụng vẫn là chủ yếu. Do đó các biện pháp phòng cháy chủ yếu tập trung vào đối tượng là con người.
f. Cháy do tĩnh điện
Tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với nhau, giữa vật cách điện với vật dẫn điện do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) khi bơm rót, hoặc va đập của các chất lỏng với kim loại hay khi nghiền nát các hạt nhỏ rắn cách điện. Tiếp đất cho các máy móc thiết bị, các bể chứa, bồn chứa, ống dẫn xăng
Bóng đèn hoặc những thiết bị điện khác không đặt gần những vật dễ cháy như giá áo, giá báo, tủ sách, tủ quần áo… nhằm tránh tình trạng bức xạ nhiệt.
Bóng đèn gắn trong nhà nên gắn cách trần hay tường bằng vật liệu cháy, ít nhất 2,5cm. Vì nếu gắn sát bề mặt tường hay trần thì chỉ cần nhiệt độ 300 độ C trần tường gỗ sẽ có thể phát cháy, trong khi đó nếu gắn cách 2,5 m thì nhiệt độ bóng đèn phải đạt 1.500 độ C mới phát cháy.
Dùng thiết bị điện phù hợp với khả năng chịu tải của đường dây điện. Đặc biệt với các thiết bị điện động lực hay phụ tải có công suất lớn, trước khi dùng phải xem xét kỹ lại hệ thống điện và thông số của phụ tải đó. Không nên dùng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm cùng lúc, đặc biệt gần khu vực có nhiều chất cháy.
Không để dây điện bị kẹt ở chân bàn, chân tủ hay khe cửa. Không để đường dây điện kéo dài chạy qua tấm thảm lót sàn hoặc qua vật liệu cháy hay thiết bị sinh nhiệt.
Luôn tắt, ngắt thiết bị điện khi rời khỏi phòng, kể cả khi có việc phải đi gấp. Khi sử dụng lò nướng hay vi sóng điện, nhất thiết không được để gần vật dễ cháy, khi sử dụng máy sấy quần áo càng không thể tùy ý đi khỏi để tránh quần áo bị sấy nóng quá nhiệt phát cháy.
Phích cắm điện phải chặt, không nên để lỏng lẻo nhằm tránh phát sinh điện trở chuyển tiếp phát sinh nhiệt bắt cháy nhựa ổ, phích cắm hoặc những vật dụng chung quanh. Máy nước nóng có thể phát nổ hay chạm chập nên chú ý kiểm tra bộ phận điều tiết tự động có hư hỏng không. Khi sử dụng đồ điện nhất thiết không được để trẻ em đến gần đùa nghịch, để tránh bị điện giật hoặc gây cháy. Tại khu vực bếp nấu, ổ cắm, thiết bị điện phải cách xa bếp gas ít nhất 1 đến 2m.
Định kỳ vệ sinh máy tính, tivi (TV) vì sử dụng quá lâu trong môi trường có bụi, bụi sẽ tích tụ dễ khiến lớp biên bên ngoài hư hỏng, gây rò rỉ điện, hoặc do côn trùng, gián chuột cắn hư hỏng lớp vỏ ngoài dây điện, dẫn đến chạm mạch gây cháy nổ.
Dây điện trong nhà nếu đã cũ, phần vỏ bọc bên ngoài đã hư hỏng hoặc phích cắm hư cần phải sửa chữa thay thế ngay.
Cầu chì bị đứt, thông thường đó là sự cảnh báo quá tải, nhất thiết không được ngộ nhận là do cầu chì quá nhỏ mà đổi sang dùng cầu chì to hoặc dây đồng, dây kẽm thay thế.
Gần phòng máy và thiết bị điện công suất lớn cần đặt các bình chữa cháy để đề phòng.
Khí đốt hóa lỏng – GAS (viết tắt của “Liquefied Petroleum Gas”) hay còn được gọi tắt là Gas, là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến dầu mỏ.
Vì lý do an toàn nên trong gas thương phẩm người ta pha thêm chất tạo mùi đặc trưng (“mùi gas”) để dễ phát hiện khi bị rò rỉ.
Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường gas tồn tại ở trạng thái khí. Tuy nhiên do gas có tỷ số dãn nở thể tích lớn nên để thuận tiện và kinh tế trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng gas thường được nén vào các bình (chai) chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc làm lạnh nó chuyển sang thể lỏng.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng khí đốt hóa lỏng cẩn chú ý một số vấn đề sau:
– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh bếp gas, đường dẫn khí gas, cụm van khóa.
– Khi đun nấu cần trông coi cẩn thận, không để thức ăn đổ, chàn ra bếp làm tắt lửa; tránh để các vật liệu dễ cháy gần bếp đun, chú ý điều chỉnh ngọn lửa vừa phải.
– Nếu bếp bị tắt, bộ phận đánh lửa tự động bị hỏng, khi muốn sử dụng bếp phải bật diêm hay bật lửa trước (có thể châm qua tờ giấy hoặc đóm dài) sau đó đưa ngọn lửa gần vào mâm bếp rồi mới bật công tắc mở gas.
Bật lửa trước rồi mới mở van bếp gas.
Khi phát hiện mùi gas, hoặc thiết bị báo động tín hiệu rò khí gas thì cần phải tiến hành:
– Mở toàn bộ các cửa hoặc quạt tay nhằm thông gió tự nhiên để phân tán và giảm nồng độ hơi gas.
– Tuyệt đối không được đóng ngắt các công tắc, thiết bị điện, rút hay cắm phích điện để tránh phát ra tia lửa; không dùng ngọn lửa để tìm chỗ rò rỉ.
– Phải thông báo cho mọi người biết có rò rỉ gas, cấm các nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy.
– Nhanh chóng xác định chỗ rò rỉ. Dùng nước xà phòng bôi lên những nơi nghi rò rỉ để xác định có bị rò rỉ hay không. Đóng van gas lại và thay các thiết bị hư hỏng.
– Không được tháo bỏ hoặc sửa van bình gas đã bị bị hư hỏng mà chuyển cho cơ sở nạp xử lý.
Xăng dầu, đặc biệt là xăng rất dễ bay hơi, kể cả khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, xăng vẫn hoá hơi, kết hợp với ô xy trong không khí tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.
Xăng dầu là chất lỏng nhưng không hoà tan trong nước, nhẹ hơn nước có tỷ trọng từ 0,7 đến 0,9, vì thế khi gặp nước, xăng dầu nổi trên mặt nước và nhanh chóng loang rộng ra xung quanh, gặp nguồn lửa sẽ gây cháy rất nhanh.
Xăng dầu có thành phần cấu tạo khác nhau thì có đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy khác nhau. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy, nổ xăng dầu được chia làm 2 loại:
– Loại I: có nhiệt độ bắt cháy dưới 45 oC (các loại xăng ô tô, máy bay).
– Loại II: có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 45 oC trở lên (dầu hoả, ma dút).
– Không để xăng dầu tại các khu vực phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt.
– Không dùng xăng thắp đèn, đun bếp, mồi bếp thay dầu hoả.
– Không để đèn dầu trong màn và gần các vật dễ cháy.
– Các em học sinh không lên đùa nghịch với xăng, dầu.
Muốn làm ngừng sự cháy ta phải loại trừ một trong ba yếu tố cần thiết cho sự cháy. Khi có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà muốn cháy được thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:
– Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.
– Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.
– Nănglượngcủanguồnnhiệtphảiđủlớn.
– Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc
1. Phương pháp làm loãng:
Làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy (sử dụng khí trơ, bột, hơi nước để chữa cháy,…). Do đó, sự cháy không được duy trì.
Hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của vật cháy sẽ làm ngừng sự cháy (sử dụng khí, nước để chữa cháy …).
Ngăn cách nguồn nhiệt với vật cháy và oxy không khí với vật cháy do đó đám cháy tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).
Làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám cháy sẽ tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).
Cả bốn phương pháp chữa cháy trên đều có tác dụng cắt đứt một trong 3 yếu tố hình thành sự cháy, do đó đám cháy được dập tắt.
Để đảm bảo an toàn PCCC, cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của con người
Các phương tiện PCCC hiện nay rất đa dạng, phong phú, gồm: hệ thống báo cháy; hệ thống, thiết bị chữa cháy; thiết bị phá rỡ; thiết bị cứu hộ;…
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống giúp phát hiện một cách nhanh nhất dấu hiệu của sự cháy. Hệ thống báo cháy bao gồm các thiết bị: Trung tâm báo cháy; các đầu báo cháy; chuông, đèn báo cháy, nguồn điện.
+ Tủ báo cháy trung tâm.
+ Đầu báo, chuông, đèn, nút ấn, nguồn điện:
– Hệ thống chữa cháy tự động là hệ thống tự thực hiện hoạt động chữa cháy như: phun nước, bọt, khí,… khi phát hiện dấu hiệu của sự cháy nhằm dặp tắt đám cháy , phương tiện chữa cháy.
– Các thiết bị chữa cháy xách tay được trang bị tại chỗ, như: bình bột chữa cháy xáy tay (MFZ), bình chữa cháy khí, bình bột xe đẩy,…
– Dây thả chậm.
– Thang dây:
– Bình bột khí đẩy: khí đẩy nạp trực tiếp vào bình (bình MFZ, MFZL – Trung Quốc, Hàn Quốc).
Các bình được làm bằng tôn. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…Cụm van gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng.
Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì . Đồng hồ đo áp lực khí đẩy. Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su. Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.
Tác dụng dập cháy:
+ Kìm hãm phản ứng cháy (tác dụng của bột và là tác dụng chính).
+ Cách ly (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).
+ Làm lạnh (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).
+ Làm loãng – giảm nồng độ (tác dụng phụ và là tác dụng của khí đẩy).
Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.
Với loại bình bột BC cũng có thể dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, tuy nhiên đối với đám cháy chất rắn hiệu quả không cao.
Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưu tới 380v.
Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống.
– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mưa, ẩm.
– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.
Chú ý: có thể lắp đặt cố định trên tường hay để trong phòng bảo vệ, tuy nhiên sao cho việc thao tác lấy ra để sử dụng được nhanh chóng.
– Kiểm tra quan sát bên ngoài, xem bình có bị bẹp méo, vòi loa phun có bị lão hóa…
– Kiểm tra, xiết chặt các khớp nối, đai ốc.
– Kiểm tra áp suất khí nén: nhìn áp kế:
+ Nếu kim ở vạch xanh: bình sử dụng tốt.
+ Nếu kim ở vạch đỏ: hết khí đẩy, cần nạp lại.
+ Nếu kim ở vạch vàng: môi trường bảo quản có nhiệt độ cao hoặc áp suất trong bình cao.
– Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
– Giật chốt hãm kẹp chì.
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
– Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van để bột chữa cháy phun ra.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
CHÚ Ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có nhãn mác ghi tên bình, ký hiệu, nơi và ngày sản xuất, cách bảo quản, kiểm tra và sử dụng…
Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng. Trên cụm van có một van an toàn (lò xo nén 1 chiều), van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. Trên van là tay xách cũng chính là cần khởi động, tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng của bình.
Trong bình chứa ống nhựa cứng dẫn khí Cacbonic lỏng ra ngoài. Khí CO2 được nén với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng và duy trì ở áp suất khoảng 60 – 140 at, nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp van là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy, nguyên lý làm việc của bình khí này là tự phun.
Loa phun bằng nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống mềm (bình lớn hay xe đẩy, có khối lượng CO2 từ 10 kg trở lên).
Cơ chế dập cháy: làm loãng nồng độ hơi khí chất cháy và nồng độ Oxy trong vùng cháy; làm lạnh (thu nhiệt).
Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí.
– Để nơi dễ dễ lấy thuận tiện cho việc chữa
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mưa, ẩm. nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rungđộng.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.
Chú ý: có thể lắp đặt cố định trên tường hay để trong phòng bảo vệ, tuy nhiên sao cho việc thao tác lấy ra để sử dụng phải nhanh chóng.
– Kiểm tra quan sát bên ngoài, xem bình có bị bẹp méo, vòi loa phun có bị lão hóa…
– Kiểm tra, xiết chặt các khớp nối, đai ốc.
– Kiểm tra áp suất khí nén: cân và so sánh với lượng ban đầu.
– Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
– Giật chốt hãm kẹp chì.
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
– Giữ loa phun ở khoảng cách càng gần gốc lửa càng tốt.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám
CHÚ Ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng của từng loại bình để bố trí dập cháy cho phù hợp.
2
|
Không dùng khí CO2 để dập các đám cháy than; kim loại nóng đỏ, vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ.
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khiphuntuỳthuộcvàotừngđámcháyvàlượngkhíđẩycònlạitrongbìnhmàchọnvịtrí,khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳngđứng.
– DoCO2 lỏngchuyểnsangtrangtháikhísẽthunhiệtnênkhiphuncầnđềphòngbỏnglạnh:không phun trực tiếp lên người, không cầm vào chi tiết kim loại trên vòi và loaphun…
I. CÁC BƯỚC XỬ LÝ KHI CÓ SỰ CỐ CHÁY, NỔ XẢY RA
Bước 1: Khi ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa hay thấy chuông, đèn báo cháy thì phải thông báo ngay cho các thầy, cô hoặc chú bảo vệ. Trong trường hợp không có người lớn bên cạnh thì các em phải tìm cách gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số điện thoại là 114.
Bước 2: Báo cho các chú bảo vệ hoặc các thầy, cô ngắt điện tại nơi xảy ra cháy hay báo cho chi nhánh điện lực để ngắt điện khu vực bị cháy.
Bước 3: Tổ chức cứu người:
– Giúp đỡ các bạn bị mắc kẹt trong đám cháy thoát ra ngoài.
– Làm theo sự chỉ dẫn của các thầy, cô hay người lớn thoát ra ngoài.
Bước 4: Tổ chức chữa cháy:
– Sử dụng nước, bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy. Nếu trong đám cháy thiết bị điện thì không được sử dụng nước để chữa cháy.
Chú ý: Các em nhỏ, chưa đủ sức khỏe luôn phải làm theo sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo và người lớn thoát ra ngoài. Các bước 3 và 4 chỉ lên thực hiện đối với các bạn học sinh lớp 8 và lớp 9.
II. KỸ NĂNG THOÁT NẠN KHI CÓ SỰ CỐ CHÁY, NỔ XẢY RA
Kỹ năng 1: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học hay ở nhà, các em phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của các thầy cô hay người lớn trong gia đình.
Kỹ năng 2: Để tránh bị ngạt khói, các em di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể. (Vì không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong)
Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất
Kỹ năng 3: Khi thoát ra ngoài phòng, các em hãy bình tĩnh di chuyển thoát nạn theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn.
Đối với các trường học hay nhà ở mà có thang máy thì các em không được sử dụng để thoát nạn. Vì khi xảy ra sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào, dễ dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong..
Kỹ năng 4:
– Nếu phải mở cưa phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở.
– Nếu mở cửa nên tránh sang một bên để đề phòng lủa tạt.
Kỹ năng 5: Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm cả hành lang và không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa.
Kỹ năng 6: Sau đó, các em di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to hoặc dùng khăn, áo, mũ để ra hiệu cầu cứu. cứu hỏa hướng dẫn.
Tuyệt đối không được nhảy xuống dưới, trừ khi có đệm không khí, lưới ở dưới và được các chú Cảnh sát PC&CC hướng dẫn.
Kỹ năng 7: Nếu có lực lượng đến cứu, các em cần phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của của các chú Cảnh sát PC&CC.
Kỹ năng 8: Trong trường hợp chưa thể tiếp cận được các lối ra thoát nạn an toàn hoặc ra cửa sổ hay ban công để cầu cứu thì phải tìm những vị trí lánh nạn tạm thời như ban công hay của sổ mà ở đó chưa bị ngọn lửa hay khói, khí độc đe dọa để chờ các chú lính cứu hỏa đến trợ giúp.
Kỹ năng 9: Trong trường hợp quần áo bị bén lửa các em phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.
Kỹ năng 10: Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người (trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim…) việc đầu tiên các em cần phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của người lớn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường cầu thang bộ, nơi có đèn EXIT – LỐI RA là lối ra thoát nạn an toàn nhất.
Tác giả bài viết: (Theo tài liệu hướng dẫn của Cảnh sát PC&CC TP. Hà Nội)